Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Ấn tượng đàn ông mặc váy ở Myanmar



Du lịch Myanmar du khách sẽ thấy những người dân Myanmar với những bộ trang phục truyền thống, cả nam và nữ ở đây đều mặc váy Longyi, đây là loại váy mà nó đơn giản chỉ là một mảnh vải được quấn quanh người nhưng đối với nam và nữ thì lại có những cách mặc khác nhau. Đối với đàn ông thì quấn một mảnh vải lớn và thắt nút ở đằng trước còn đối với phụ nữ thì sẽ được gấp tà lại và khâu ở bên hông.



Ở Myanmar thời tiết rất nóng và nhiệt độ luôn ở múc khoảng 40 độ C nên tất cả người dân đều mặc váy để chống chọi với cái nắng này. Và việc mặc váy longyi cũng không ảnh hưởng gì đến công việc của họ nên tất cả đều mặc váy. Tất cả người dân nơi đây kể cả những người làm buôn bán, khuân vác hay lái xe đều mặc những chiếc váy Longyi truyền thống này.



Bà Aung San Suu Kyi luôn mặc váy longyi đã gây ảnh hưởng rất lớn đến những người phụ nữ trẻ ở nơi đây, chính vì vậy mà chiếc váy longyi đã được coi như là một nét đẹp văn hóa của người dân Myanmar.



Cùng Mix Tourist tham gia tour du lịch Myanmar để khám phá và tìm hiểu về phong tục này của người dân Myanmar nhé!

Một số phong tục ở Myanmar:


Yangon – Những điểm đến ấn tượng


Yangon là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất khi đi tour du lịch Myanmar. Du khách khi đi đến du lịch Yangon sẽ hoàn toàn bị choáng ngợp bởi những hồ nước trong xanh hay những công việ rợp bóng cây. Đây chính là lý do khiến thủ đô Yangon luôn thu hút được đông đảo khách du lịch.

Là một ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất ở Myanmar, chùa Shwedagon hay còn gọi là Chùa Vàng được tọa lạc ở thủ đô Yangon của Myanmar.
Đường lên chùa có 4 đường lên kể từ chân đồi. Ở mỗi lối lên đều có một cặp sư tử thần canh gác. Phía lối lên phía đông và phía nam có rất nhiều các của hang bán những dụng cụ thờ Phật và dụng cụ tu hành. Tại ác bậc thang ở lối lên phía nam thì có chân dung hiện  thân thứ hai của Phật, tức là Phật Câu Na Hàm.



Nơi đây lưu giữ 4 báu vật linh thiêng nhất của tín đố Phật giáo bao gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, một mảnh áo của Phật Ca Diếp,cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Chùa cao tới 98m và được dát vàng, chùa nằm trên đồi Singuttara, đứng từ đây bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh của thành phố Yangon.

2.Chùa Maha Wi Zaya 
Chùa được xây dựng vào năm 1980, nó như một bản sao của chùa Shwezigon tọa lạc tại Nyaung Oo ở Bagan. Nơi đây gần với chùa Shwedagon nằm ở trên một ngọn đồi nhỏ nơi mà nữ hoàng Shin Saw Pu đến đây thiền định và duy trì tụng lời cầu nguyện vào bất cứ khi nào cô đến thăm chùa Shwedagon. Nơi đây chứa di tích của Đức Phật tặng cho vua Nepal khi ngài đến thăm Myanmar. Với lối kiến trúc hiện đại lẫn cổ điển đã tạo nên một bức tranh trên trần nhà và hiển thị vị trí của chòm sao khi mới bắt đầu khởi công xây dựng.


3.Chùa Sacred Tooth Relic
Khi Phật giáo thứ sáu Thượng hội đồng đã được triệu tập tại Yangon vào năm 1955, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã gửi môt sứ mệnh thiện chí của các đại biểu tôn giáo cùng với một Tooth Relic chính hãng của đức Phật. Nó được che chở trong Cave Maha Pasana cho sự tôn trọng và ngưỡng mộ đạo đức của các tu sĩ, giáo dân và tu viện trưởng đáng kính của Phật giáo quốc gia tham dự Thượng Hội Đồng.



Du lịch Myanmar để khám phá những điểm đến hấp dẫn ở thủ đô Yangon xinh đẹp nhé!

Một số thông tin về điểm đến du lịch Yangon:

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Myanmar – Những phong tục lạ


Nếu có cơ hội du lịch Myanmar thì du khách hãy xem những bức ảnh về những người phụ nữ Myanmar chắc chắn rằng du khách sẽ thấy khuôn mặt của họ có những vệt trắng như được vẽ lên bằng sơn, đó chính là mỹ phẩm đặc hiệu của đất nước Myanmar.



Phụ nữ Myanmar không ai dùng mỹ phẩm có hóa chất mà tất cả đều sử dụng một loại bột duy nhất để bôi mặt đó chính là bột Thanakha. Thanakha là tên một loại cây họ gỗ, cây này được trồng rất nhiều ở Myanmar và được coi là đặc sản của đất nước này. Khi chế biến Thanakha người ta sẽ cắt thân cây thành những khúc và mài vào miếng đá có thấm nước và phần bột được mài ra này sẽ được dùng để bôi lên mặt.

Người Myanmar dùng bột Thanakha như một thứ kem đa dụng có đủ các tác dụng như trang điểm, dưỡng da ban ngày và ban đêm và cũng dùng để chống nắng.

Du khách đế với tour Myanmar có thể mua bột Thanakha tại các khu du lịch nổi tiếng với dủ loại, từ những loại thô sơ nhất.

Ở Việt Nam có một văn hóa lâu đời đó chính là ăn trầu, nhưng đến nay chỉ còn thấy các cụ già ở những vùng quê ăn trầu chứ không còn thấy người trẻ nếm thử món này. Nhưng khi đi tour du lịch Myanmar du khách có thể thấy người già, giới trẻ ai cũng nghiện trầu. Họ ăn trầu suốt ngày và bán trầu khắp nơi.


Trên khắp các đường phố ở Yangon, thủ đô Myanmar du khách sẽ thấy vô số những quầy hàng nhỏ bán trầu, những người ngồi bán hàng với bàn tay thoăn thoắt chỉ cần mất vài giây là đã có thể têm xong một gói mà giá cả lại phải chăng nhưng lại rất ít du khách giám thử vì sợ đen răng chính vì vậy mà khách hàng chủ yếu của họ là những người dân bản xứ mua và ăn khắp nơi đã tạo nên một cảnh tượng thú vị trong mắt các du khách.

Trầu ở đây được gợi là Kun Ja và nó được sử dụng thay cho kẹo cao su. Ngoài lá trầu ra thì người Myanmar còn dùng các loại hạt chô vào bên trong khi têm. Các loại hạt được cho vào có thể là hạt trầu mà cũng có thể là hạt dừa khô hay hạt xoài khô được thái nhỏ.



Lê hội mừng năm mới Thingyan ở Myanmar



Myanmar hiện nay vẫn còn giữ được những giá trị uyên nguyên của ông cha để lại trong đó có nền Phật giáo. Myanmar đươc mệnh danh là đất nước chùa vàng với hơn 90% dân số là các Phật tử. Cùng Mix Tourist du lịch Myanmar để khám phá đất nước chùa vàng này nhé!



Có lẽ ở Đông Nam Á hiện nay thì chỉ có duy nhất Myanmar là quốc gia chưa cải cách và mở cửa. Chính vì vậy mà Myanmar vẫn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống một cách uyên nguyên nhất. Cải cách và mở cửa có lẽ là câu nói quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam và người dân Trung Quôc nhưng đối với Myanmar thì đó lại là cụm từ còn xa lạ với người dân và có lẽ nó đang nằm trên sự đắn đo của các nhà hoạch định chính sách quốc gia. Mở cửa và tạo nhiều cơ hội hơn cho việc phát triển đất nước và đồng thời nó mang lại nhiều thach thức cho những giá trị của văn hóa truyền thống vì lý do không ai có thể đảm bảo rằng hòa nhập mà không hòa tan.



Ngày nay, Phật giáo vẫn được xem như là quốc giáo và có ảnh hưởng sâu rộng đển mọi mặt của đời sống nhân dân từ kinh tế cho đến xã hội và văn hóa cùng với nền giáo dục và quốc phòng an ninh. Lễ hội của Myanmar cùng luôn luôn gắn liền với Phật giáo trong đó có lễ hội Thingyan, đây là lễ hội đón mừng năm mới hay còn gọi là lễ hội té nước, một sự kiện quan trọng và mang rất nhiều ý nghĩa đối với người Myanmar.

Lễ hội rơi vào tuần thứ hai của tháng tư hàng năm và lễ hội được kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày. Người Myanmar ở trên khắp mọi miền đất nước tổ chức lễ hội bằng các tạt nước lên người khác. Việc tạt nước đó có ý nghĩa là rửa sạch những dơ bẩn đã tích tụ trong suốt một năm qua và chào đón năm mwois với một sự thanh khiết của tâm và thân.

Từ thời Bagan thì lễ hội té nước đã được diễn ra rất phổ biến trong dân gian và các hàng quý tộc cùng với vua chúa chũng tham gia vào lễ hội này. Thời xưa, người Myanmar dùng nhánh lá hồng táo để nhúng vào nước thơm được đựng trong bát đồng hay bát bạc sau đó rưới lên người khác là vì lá hồng táo chính là biểu tượng của phước đức và an lành sẽ mang lại phước lộc cho cả người được rưới và người rưới.



Tham gia vào tour Myanmar du khách sẽ thấy Thingyan là một lễ hội thuần túy thế tục và không được đề cập đến trong kinh điển của Phật giáo nhưng đối với người dân Myanmar tổ chức lễ hội lồng ghép với nghỉ thức Phật giáo nên cho dù ăn chơi trong lễ hội nhưng họ cũng không quên tổ chức lễ hội trong một không khí trang nghiêm.

Thời xưa, vào đêm giao thừa thì mọi người chuẩn bị nước thơm được nấu từ các loại hoa và lá khác nhau rồi bỏ vào trong bát hoặc chum nước sau đó đặt trước nhà trong suốt thời gian lễ hội diễn ra. Mỗi ngày sẽ là một loại nước nấu bằng một loại lá khác nhau. Còn ngày nay, người ta thường dùng những vòi nước máy để xịt tung tóe, những người đi đường đều được xịt ướt đẫm và mọi chuyện buồn phiền không vui cùng với những bụi bẩn của năm cũ sẽ không còn và năm mới sẽ được đón nhận bằng sự thanh tịnh của tâm và thân.

Một lễ hội rất độc đáo và đặc sắc, bạn có muốn khám phá không? Hãy đặt cho mình một tour du lịch Myanmar để có thể đến với xứ chùa vàng và tham gia vào lễ hội độc đáo này nhé!


Độc đáo nghệ thuật múa rối ở Myanmar


Nghệ thuật múa rói ở Myanmar đã từng được các tầng lớp nhân sĩ trong xã hội ủng hộ chính vì những nụ cười của các con rối như đánh thức những việc hầu như đã bị nơi đây lãng quên. Ngày nay, chúng chỉ còn lại là niềm đam mê văn hóa vãng tồn trong những khát vọng của một bộ phận những người đam mê loại hình văn hóa này. Du lịch Myanmar để khám phá và tìm hiểu thêm về nền nghệ thuật này nhé!



Cứ hằng năm vào tháng 4 thì hầu hết các nơi trên đất nước Myanmar nhộn nhịp đón mừng năm mới chính vì vậy nếu du khách đi tour Myanmar vào đúng dịp này thì du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những màn trình diễn múa rối độc đáo và sẽ để lại cho bạn những ấn tượng tốt đẹp. Nhà hát múa rối thường đóng cửa trước 5 ngày để các diễn viên của đoàn nghệ thuật này nhận sự giáo huấn của những người giàu kinh nghiệm.

Theo truyền thuyết Myanmar thì kịch múa rối xuất hiện vào thời của vương triều Bagan khoảng kỷ XI. Từ năm 1820 đến 1885 là thời kỳ kịch rối được đón nhận nồng nhiệt nhất và kỹ thuật biểu diễn của các diễn viên kết hợp với ca múa, nhưng loại hình nghệ thuật này không tồn tại được lâu dài.



Vào những năm 1960 ở Myanmar còn tồn tại 5 đoàn kịch múa rối, theo thời gian năm tháng những đoàn kịch cũng đã tan dã dần và những người diễn viên từng làm nên một thời vàng son cũng đã già.

Myanmar là một quốc gia nằm ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, chính vì vậy mà đất nước Myanmar còn được mệnh danh là thánh địa vàng vì có nhiều chùa Phật với những đỉnh nhọn cao vút gây ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Đã từ lâu, Myanmar được công nhận là thành phố thể hiện nét văn hóa truyền thống rất rõ. Có rất nhiều người đã nói rằng nếu muốn tiếp cận với trái tim Myanmar thì phải đến Mandalay vì Mandalay chính là trung tâm của Myanmar và chính vì vậy những người nghệ sĩ múa rối đã quyết định chọn Mandalay là nơi để mở nhà hát múa rối.

Nếu ngày xưa khán gải của những đoàn hát là hoàng đế thì ngày nay khán giả sẽ là những du khách đến du lịch, vì là diễn để cho du khách xem nên vở diễn chỉ kéo dài trong khoảng 1 giờ. Nhân vật được chú tâm nhất chính là nhật vật Nat-ca-do, chúng thường nhảy múa theo những vũ điệu truyền thống để biểu thị lòng tôn kính với thần linh, những động tác của cơ thể họ chính là phần chủ yếu trong biểu diễn rối dây. Chỉ với một vài sợi dây nhưng các nghệ sĩ có thể biểu diễn và điều khiển con rối với những động tác khá phức tạp và khi biểu diễn họ cần phải kết hợp một cách nhịp nhàng với nhạc công và diễn viên hát rối. Các nghệ sĩ hát rối sẽ phải có trí nhớ rất tốt để có thể thể hiện cả một câu chuyện dài cùng với rất nhiều chi tiết. Đây cũng chính là điều kỳ diệu trong múa rối và cũng là yếu tố quan trọng để tạo nê sự thành công của vở diễn.

Đối với người dân Myanmar thì ranh giới giữatự nhiên và siêu nhiên là rất mong manh. Họ tin rằng những con rối cũng có linh hồn và khi biểu diễn thì chúng sẽ hoạt động. Khi tạo hình cho các nhân vật múa rối thì nghệ nhân phải tuân thủ theo nhiều quy tắc, tượng rối không chỉ cần đẹp mà đòi hỏi phải thật sự sống động và có hồn. Khi con rối đã cũ thì mọi người đều giữ lại ì họ xem đó là cách để lưu giữ truyền thống của môn nghệ thuật độc đáo này.

Hãy cùng Mix Tourist tham gia tour du lịch Myanmar để khám phá nền nghệ thuật độc đáo mà hấp dẫn này nhé!