Nghệ thuật múa rói ở Myanmar đã từng được các tầng lớp
nhân sĩ trong xã hội ủng hộ chính vì những nụ cười của các con rối như đánh thức
những việc hầu như đã bị nơi đây lãng quên. Ngày nay, chúng chỉ còn lại là niềm
đam mê văn hóa vãng tồn trong những khát vọng của một bộ phận những người đam
mê loại hình văn hóa này. Du lịch Myanmar
để khám phá và tìm hiểu thêm về nền nghệ thuật này nhé!
Cứ hằng năm vào tháng 4 thì hầu hết các nơi trên đất
nước Myanmar nhộn nhịp đón mừng năm mới chính vì vậy nếu du khách đi tour
Myanmar vào đúng dịp này thì du khách sẽ có cơ
hội được chiêm ngưỡng những màn trình diễn múa rối độc đáo và sẽ để lại cho bạn
những ấn tượng tốt đẹp. Nhà hát múa rối thường đóng cửa trước 5 ngày để các diễn
viên của đoàn nghệ thuật này nhận sự giáo huấn của những người giàu kinh nghiệm.
Theo truyền thuyết Myanmar thì kịch múa rối xuất hiện
vào thời của vương triều Bagan khoảng kỷ XI. Từ năm 1820 đến 1885 là thời kỳ kịch
rối được đón nhận nồng nhiệt nhất và kỹ thuật biểu diễn của các diễn viên kết hợp
với ca múa, nhưng loại hình nghệ thuật này không tồn tại được lâu dài.
Vào những năm 1960 ở Myanmar còn tồn tại 5
đoàn kịch múa rối, theo thời gian năm tháng những đoàn kịch cũng đã tan dã dần
và những người diễn viên từng làm nên một thời vàng son cũng đã già.
Myanmar là một quốc gia nằm ở nơi giao thoa của nhiều
nền văn hóa, chính vì vậy mà đất nước Myanmar còn được mệnh danh là thánh địa
vàng vì có nhiều chùa Phật với những đỉnh nhọn cao vút gây ấn tượng sâu sắc
trong lòng du khách. Đã từ lâu, Myanmar được công nhận là thành phố thể hiện
nét văn hóa truyền thống rất rõ. Có rất nhiều người đã nói rằng nếu muốn tiếp cận
với trái tim Myanmar thì phải đến Mandalay vì Mandalay chính là trung tâm của
Myanmar và chính vì vậy những người nghệ sĩ múa rối đã quyết định chọn Mandalay
là nơi để mở nhà hát múa rối.
Nếu ngày xưa khán gải của những đoàn hát là hoàng đế
thì ngày nay khán giả sẽ là những du khách đến du lịch, vì là diễn để cho du
khách xem nên vở diễn chỉ kéo dài trong khoảng 1 giờ. Nhân vật được chú tâm nhất
chính là nhật vật Nat-ca-do, chúng thường nhảy múa theo những vũ điệu truyền thống
để biểu thị lòng tôn kính với thần linh, những động tác của cơ thể họ chính là
phần chủ yếu trong biểu diễn rối dây. Chỉ với một vài sợi dây nhưng các nghệ sĩ
có thể biểu diễn và điều khiển con rối với những động tác khá phức tạp và khi
biểu diễn họ cần phải kết hợp một cách nhịp nhàng với nhạc công và diễn viên
hát rối. Các nghệ sĩ hát rối sẽ phải có trí nhớ rất tốt để có thể thể hiện cả một
câu chuyện dài cùng với rất nhiều chi tiết. Đây cũng chính là điều kỳ diệu
trong múa rối và cũng là yếu tố quan trọng để tạo nê sự thành công của vở diễn.
Đối với người dân Myanmar thì ranh giới giữatự nhiên
và siêu nhiên là rất mong manh. Họ tin rằng những con rối cũng có linh hồn và
khi biểu diễn thì chúng sẽ hoạt động. Khi tạo hình cho các nhân vật múa rối thì
nghệ nhân phải tuân thủ theo nhiều quy tắc, tượng rối không chỉ cần đẹp mà đòi
hỏi phải thật sự sống động và có hồn. Khi con rối đã cũ thì mọi người đều giữ lại
ì họ xem đó là cách để lưu giữ truyền thống của môn nghệ thuật độc đáo này.
Hãy cùng Mix Tourist tham gia tour du lịch Myanmar
để khám phá nền nghệ thuật độc đáo mà hấp dẫn này nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét